15 Ngày Ôn Thi Toán Lớp 10 - Ngày 8: Sử dụng Hệ Thức Lượng - Tam Giác Đồng Dạng - Độ dài Cung để giải Toán Thực Tế Tính Khoảng Cách - Độ cao - Chu Vi
Hướng dẫn ôn tập hệ thức lượng, tam giác đồng dạng và độ dài cung để giải các bài toán thực tế về khoảng cách, độ cao và chu vi. Bài tập nâng cao cho học sinh lớp 9 chuẩn bị thi lớp 10.
1.Hệ thức lượng - Tam giác đồng Dạng - Độ dài cung
⚠️
Khác với các bài toán ở ngày 7, các bài toán kiểm tra về hệ thức lượng, tam giác đồng dạng và độ dài cung đòi hỏi các bạn phải tự xác định các điểm, cạnh và tam giác, đồng thời phải tự nhớ công thức tính
1. Hệ thức lượng
Hệ thức lượng trong tam giác vuông là các công thức liên quan đến cạnh và góc của một tam giác vuông. Các công thức cơ bản bao gồm:
Định lý Pythagore:a2+b2=c2
, trong đó a và b là hai cạnh góc vuông, c là cạnh huyền.
Tỉ số lượng giác của một góc nhọn α:
sinα=huye^ˋnđo^ˊi
cosα=huye^ˋnke^ˋ
tanα=ke^ˋđo^ˊi
cotα=đo^ˊike^ˋ
2. Tam Giác Đồng Dạng
Tam giác đồng dạng là những tam giác có các góc tương ứng bằng nhau và các cạnh tương ứng tỷ lệ.
Nếu hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau thì chúng đồng dạng.
Tỷ số các cạnh tương ứng của hai tam giác đồng dạng là bằng nhau.
3. Độ Dài Cung Tròn/ Dây Cung Đường Tròn
Công thức tính độ dài cung tròn:
L=360n×2πR=180n×πR
Trong đó:
π≈3.14
R là bán kính của đường tròn
n là số đo cung (độ)
L là độ dài cung tròn
Công thức tính độ dài dây cung tròn:
C=sin(α)×2R (phải chứng minh khi dùng)
Trong đó:
𝛂 là 21 số đo cung (độ)
R là bán kính của đường tròn
C là độ dài dây cung
Các Dạng Bài Tập Thường Gặp
Dạng 1. Tính Độ Cao Theo Góc Nhìn (Nâng-Hạ)
💡
Nhận biết: Tính (gián tiếp) Độ Cao của các vật rất cao (núi, toà nhà, đồi, toà tháp)
💡
Dạng Phổ biến nhất: Cho khoảng cách, góc nghiêng yêu cầu tính chiều cao Công thức:tanα=dh
Bảng Tóm Tắt Công thức dạng Toán Khoảng cách, Độ cao và Góc Nghiêng
Tính chiều cao của một cột đèn: Từ một điểm cách cột đèn 30m, người ta thấy đỉnh cột đèn với góc nâng 45°. Tính chiều cao của cột đèn.
tan45∘=1=30h⇒h=30(m)
Ví dụ 2: Tính chiều cao Tháp Ven Sông
4. (1,0 điểm) Một cái tháp được dựng bên bờ một con sông, từ một điểm đối diện với tháp ngay bờ bên kia người ta nhìn thấy đỉnh tháp với góc nâng 60. Từ một điểm khác cách điểm ban đầu 20 m người ta cũng nhìn thấy đỉnh tháp với góc nâng 30° (Hình minh họa). Tính chiều cao của tháp. (Làm tròn đến mét) ☘︎ (ĐỀ 6-3 Quận 6 SGD-DE DE NGHI)
Bài toán được thể hiện theo bảng bên dưới (gọi x là khoảng cách từ điểm thứ nhất đến chân tháp)
Dạng 2. Tính độ dài Dốc Nghiêng với Góc và Độ cao/Khoảng cách
💡
Nhận biết: Tính (gián tiếp) Độ Dài của các mặt phẳng nghiêng (cầu tụt, đường lên núi)
💡
Dạng Phổ biến nhất: Cho độ cao h, góc nghiêng 𝛂 yêu cầu tính chiều dài dốc nghiêng (a)Công thức:sinα=ah
Độ phổ biến
Cho
Tính
Công Thức
Phổ biến
Cho khoảng cách d, góc nghiêng 𝛂
tính chiều dài mặt phẳng nghiêng a
cosα=ad
Phổ biến
Cho độ cao, góc nghiêng 𝛂
tính chiều dài mặt phẳng nghiêng a
sinα=ah
Hiếm
Cho độ cao, chiều dài mặt phẳng nghiêng
tính góc nghiêng
α=arcsinhuye^ˋnke^ˋ
Hiếm
Cho độ cao, chiều dài mặt phẳng nghiêng
tính góc nghiêng
α=arccoshuye^ˋnke^ˋ
Ví dụ 3: Cầu tuột cho trẻ em
7: Một nhà trẻ muốn thiết kế hai cái cầu tuột trong sân chơi. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, cầu tuột cao 1,5m và nghiêng với mặt đất một góc 30°. Đối với trẻ trên 5 tuổi cầu tuột cao 3m và nghiêng ion 8 với mặt đất một góc 60° (xem hình vẽ) ☘︎Hỏi Tính chiều dài của mỗi máng tuột? b) Tính khoảng cách giữa hai chân (độ dài CE) của hai màng tuột? ☘︎ (ĐỀ 1-3 Quận 1 SGD-DE DE NGHI)
Bài toán được thể hiện theo bảng bên dưới
Tên
Công thức
Giá trị Cầu Tuột 1
Giá trị Cầu Tuột 2
Chiều dài Dốc
a=sinαh
c = 1.5÷ sin(30)
b = 3÷ sin(60)
Khoảng cách
d = h ÷ tan(α)
x = 1.5 ÷ tan(30)
y = 3÷ tan(60)
Chiều cao
h=a×sin(α)
1.5
3
Góc
α
30
60
Dạng 3. Tính khoảng cách/chiều cao của vật từ ảnh ảo trên thấu kính/bóng vật trên mặt đất
💡
Tính như các bài tính tỉ lệ bình thường, các bạn chỉ cần chú ý nhìn ra các tam giác đồng dạng. Hai kết quả về đường cao và chân đường cao của tam giác vuông cũng từ tam giác đồng dạng mà ra
Dạng 4: Tính Chu Vi, Diện Tích Vật Có Một Phần Là Cung Tròn
Một sân vận động có hình dạng và kích thước được mô phỏng như hình vẽ. Biết BC =105m, DC=68m, AOB=150. Hãy tính chu vi của sân vận động trên? (Làm tròn hàng phần trăm) ☘︎ (ĐỀ 7-2 Quận 7 SGD-DE DE NGHI)
Tính độ dài của cung tròn: Một cầu có dạng cung tròn với bán kính 50m và góc ở tâm là 60°. Tính độ dài của cung tròn này
L===36060×2π×5061×2π×506100π≈52.36(m)
Bài Tập Luyện tập
1. Tính khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất
Từ một điểm A, nhìn thấy đỉnh của một ngọn đồi với góc nâng 30°. Đi thêm 100m về phía ngọn đồi đến điểm B, góc nâng bây giờ là 45°. Tính chiều cao của ngọn đồi và khoảng cách từ điểm B đến đỉnh ngọn đồi.
2. Ứng dụng tam giác đồng dạng trong thực tế
Một cây cầu dài 200m có hai cột trụ thẳng đứng cao 20m và 15m. Khoảng cách giữa hai cột trụ này là 50m. Tính khoảng cách từ chân của cột trụ thấp hơn đến điểm mà hai cột trụ tạo ra bóng cùng chiều dài.
Bài viết này tập hợp các bài toán thực tế phục vụ ôn thi học kỳ 1 môn Toán lớp 9. Với mỗi bài tập, học sinh không chỉ ôn lại kiến thức mà còn rèn luyện cách áp dụng Toán học vào các tình huống đời sống. Đây là tài liệu lý tưởng giúp các em tự tin bước vào kỳ thi, bởi các dạng bài này thường xuyên xuất hiện trong đề thi học kỳ.
Tài liệu trình bày hệ thức lượng trong tam giác vuông, bao gồm định lý Pythagoras, các tỉ số lượng giác, và các hệ thức liên quan đến cạnh, góc, đường cao và phân giác. Những hệ thức này giúp giải quyết các bài toán hình học liên quan đến tam giác vuông, hỗ trợ học sinh trong việc học tập và làm bài tập một cách hiệu quả.