15 Ngày Ôn Thi Toán Lớp 10 - Ngày 5: Giới thiệu Toán thực tế : Tỷ lệ, phần trăm, mua bán, lời lỗ
Bài viết này cung cấp một hướng dẫn chi tiết để giúp học sinh lớp 9 giải quyết các khó khăn khi làm bài toán thực tế. Bài viết tập trung vào ba khó khăn chính: hiểu đề và xác định quan hệ giữa các đại lượng, chọn đúng công cụ toán học và cải thiện kỹ năng tính toán. Qua các ví dụ cụ thể, học sinh sẽ nắm vững cách giải bài toán về tỷ lệ, phần trăm, mua bán, lời lỗ, chuyển động và tính công. Hướng dẫn này giúp học sinh không chỉ chuẩn bị tốt cho kỳ thi lên lớp 10 mà còn áp dụng được kiến thức vào các tình huống thực tế trong cuộc sống.
1. Lý Thuyết: Tỷ lệ, phần trăm, Mua Bán, Lợi Nhuận Trong Kinh Doanh
Tỷ lệ: Biểu thị mối quan hệ giữa hai đại lượng. Tỷ lệ có thể được viết dưới dạng phân số, số thập phân hoặc phần trăm.
Phần trăm: Số phần trong mỗi 100 phần của một ĐẠI LƯỢNG
💡
Đại lượng: Khi gặp các bài toán phần trăm, lưu ý đề cho % CỦA cái gì. Ví dụ: giảm 20% trên tổng hoá đơn khác với giảm 20% trên món hàng thứ ba.
Mua bán và lời lỗ: Tính toán dựa trên giá mua, giá bán và số lượng hàng hóa.
Lợi nhuận:
Lợi nhuận= Giá bán − (Giá mua+ Chi Phí)
Tỷ lệ lợi nhuận:
Tỷ lệ lợi nhuận=(Doanh thu)Lợi nhuận×100%
2. Các bước giải tổng quát
Bước 1: Bước Quan Trọng nhấtXác định đại lượng và quan hệ của các đại lượng bằng Phương pháp Kẻ Bảng
Quan hệ của các đại lượng là gì và tại sao xác định được nó là đã “xong 50%” một bài toán Thực Tế? (các bạn nào đang gấp có thể bỏ qua phần này)
Tỉ lệ: Bài toán Đo đạc, kiến trúc và Hình học : Thời Kim Tự Tháp Ai Cập
Lịch Sử Phát Triển:
Thời Ai Cập và Babylon:
Người Ai Cập và Babylon đã sử dụng các tỷ lệ trong các phép đo và tính toán hàng ngày. Ví dụ, các kỹ sư Ai Cập sử dụng tỷ lệ để thiết kế và xây dựng các kim tự tháp.
Hy Lạp Cổ Đại:
Nhà toán học Hy Lạp Euclid đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của khái niệm tỷ lệ thông qua tác phẩm "Elements" (Các yếu tố) vào khoảng năm 300 TCN. Euclid đã đưa ra các định nghĩa và tính chất của tỷ lệ trong hình học, điều này đặt nền tảng cho toán học hiện đại.
Thời Trung Cổ và Phục Hưng:
Tỷ lệ tiếp tục được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như kiến trúc, nghệ thuật, và tài chính. Các nhà toán học thời kỳ này đã mở rộng khái niệm tỷ lệ sang các lĩnh vực mới và tìm ra các ứng dụng mới.
💡
Vì vậy, các bạn sẽ thấy trong các đề 2024Tỉ lệ phổ biến với các bài toán Đo đạc (tính khoảng cách,chiều cao); Hình Học (do cha đẻ của hình học phẳng Euclid cũng 🥰 Tỉ lệ),Tính công, công suất (do thời xưa chưa có máy chấm công nên cần Tỉ lệ)
Phần trăm: Bài toán Tài chính, Ngân Hàng và Lãi Suất:
Lịch Sử Phát Triển:
Thời Cổ Đại:
Người La Mã và Ai Cập đã sử dụng các khái niệm tương tự phần trăm trong các giao dịch thương mại và tính toán thuế. Tuy nhiên, họ không sử dụng ký hiệu "%" như chúng ta biết ngày nay.
Thời Trung Cổ:
Khái niệm phần trăm được phát triển và phổ biến hơn trong thời Trung Cổ, khi các thương nhân và ngân hàng ở châu Âu cần một phương pháp chuẩn hóa để tính toán lãi suất và lợi nhuận
Thế Kỷ 17-18:
Ký hiệu "%" được giới thiệu và trở nên phổ biến trong các tài liệu toán học và tài chính. Đây là thời điểm mà phần trăm được chính thức hóa và chuẩn hóa như một phần của toán học cơ bản.
💡
Ngược lại các bạn sẽ thấy Phần Trăm, phổ biến với các bài toán Kinh Tế(tăng giảm giá, lợi nhuận,lãi suất);Khoa học (các bài toán cho kèm công thức hoặc đồ thị) (do ra đời sau và chính xác hơn)
Nguyên tắc “Mua 2 tặng 1” trong các bài toán Tỉ lệ/ Phần Trăm
Ví dụ 1:
Một lớp học có 25 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Tính tỷ lệ học sinh nam so với tổng số học sinh.
Một hỗn hợp gồm 3 phần đường và 5 phần nước. Nếu thêm vào hỗn hợp 2 phần đường và 3 phần nước, tỉ lệ đường và nước trong hỗn hợp mới là bao nhiêu? (tỉ lệ theo khối lượng)
Bảng Đại Lượng Và Quan Hệ
Đại lượng cho sẵn
Đại lượng cần suy ra
Quan hệ
Đường(1), nước(2)
Đường+nước
Đường÷Nước; Đường÷(đường+nước); Nước÷(đường+nước)
Bảng Quan Hệ Giữa Các Đại Lượng Trước và Sau khi Thêm
Quan hệ
Trước
Sau
Đường/nước
3/5
(3+2)÷(5+3)
Đường/(đường+nước) Nồng độ dung dịch
3/8
(3+2)÷(3+2+5+3)
Nước/(đường+nước)
5/8
(5+3)÷(3+2+5+3)
💡
Ở ví dụ 2, các bạn thấy là sau khi xác định các đại lượng cho sẵn (1),(2) chúng ta cần xác định đại lượng “tặng thêm”(3); quan hệcủa chúng; và xem xét các đại lượng và quan hệ thay đổi thế nào theo thời gian (quan hệ trước-sau)
Vì các quan hệ này liên kết với nhau và dễ nhầm lẫn, việc kẻ bảng sẽ giúp các bạn hiểu đề chính xác và trong các trường hợp đơn giản như ví dụ 2, giải xong bài toán.
Một bảng tổng hợp của hai bảng trên (nên sử dụng trong khi thi để tiếp kiệm thời gian) sẽ có dạng như sau
Loại
Tên
Giá trị trước (dv: phần khối lượng)
Giá Trị sau
Đại lượng
Nước
3
5
Đại lượng
Đường
5
8
Đại lượng
(Nước+Đường)
8
13
Quan Hệ
Nước ÷ Đường
53
85
Quan Hệ
Nước ÷ (Nước+Đường)
83
135
Quan Hệ
Đường ÷ (Nước+Đường)
85
138
Ví dụ 3:Tỉ Lệ và Diện Tích
Diện tích của hai hình chữ nhật là tỷ lệ với 4:7. Nếu hiệu diện tích của hình chữ nhật lớn và hình chữ nhật nhỏ là 20 m², tính diện tích của hình chữ nhật lớn hơn.
Gọi x, y là diện tích của HCN lớn và nhỏ và H1,H2 là HCN lớn và nhỏ
Loại
Tên
Giá trị trước
Giá Trị sau
Đại lượng
SH1
x
-
Đại lượng
SH2
y
-
Đại lượng
Hiệu diện tích H1,H2
x-y=20
-
Quan Hệ
SH2÷SH1
xy=74
-
Từ bảng trên, ta đã có thể giải ra x, y bằng cách đặt hệ phương trình.
Nếu chúng ta không thích đặt ẩn x, y, ta có thể diễn giải như sau
Loại
Tên
Giá trị trước
Giá Trị sau
Đại lượng
SH1
7 phần
-
Đại lượng
SH2
4 phần
-
Đại lượng
Hiệu diện tích H1,H2
3 phần = 20 m2
-
Quan Hệ
SH2÷SH1
74
-
Ta thấy 3 phần = 20m2tức là 1 phần =320m2. Suy ra SH1=7 phaˆˋn=3140m2
💡
Đây chính là lợi thế của việc Kẻ bảng. Không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề hơnmà còn giúp chọn ra công cụ phù hợp cho từng bài toán
Bước 2: Đặt ẩn số và tìm trên bảng các phương trình phù hợp để giải
Ví dụ 4: Tỉ lệ và Vận Tốc
Một ô tô dự định đi từ A đến B trong một thời gian nhất định. Nếu xe chạy với vận tốc 35 km h/ thì đến chậm mất 2 giờ. Nếu xe chạy với vận tốc 50 km h/ đến nơi sớm hơn 1 giờ. Tính quãng đường AB và thời gian dự định lúc đầu.
Gọi x,y là vận tốc và thời gian ban đầu ô tô dự định đi.
Bảng Quan hệ đại lượng thể hiện như sau
Loại
Tên
Giá trị trước
Giá Trị sau 1
Giá trị sau 2
Đại lượng
Vận tốc ô tô
x
35
50
Đại lượng
Thời gian đi
y
y+2
y-1
Đại lượng
Quãng đường
xy
35(y+2)
50(y-1)
Quan Hệ (không đổi)
Quãng đường ÷ thời gian= vận tốc
ㅤ
ㅤ
ㅤ
Từ bảng ta có thể chọn ra hai phương trình để tạo thành hệ giải ra x, y
💡
Các bạn có thể thấy, với cùng quãng đường, vận tốc sẽ tỉ lệ nghịch với thời gian. Từ đó sẽ dễ hướng tới suy nghĩ sử dụng tỉ lệ y−1y+2=3550 để tìm ra y.
Bài toán có thể có cách diễn giải khác như sau
Gọi t là thời gian đi hết AB với vận tốc 50km/h ⇒ t+3 là thời gian ô tô đi hết quãng đường AB với vận tốc 35km
Loại
Tên
Giá trị 1
Giá trị 2
Đại lượng
Quãng đường đi được với vận tốc 35 km//h (s35)trong thời gian t
35t
35(t+3) = AB
Đại lượng
Quãng đường đi được với vận tốc 50 km/h(s50s_{50}s50)
50t = AB
AB+(50×3)
Đại lượng
Thời gian đi
t
t+3
Quan Hệ
(s50−s35)
15t
15(t+3) = ⎛(AB+(50×3)⎞- AB =150
Từ phương trình Tím hoặc Cam, ta đều suy ra t = 7
💡
Bảng Trên hiệu quả khi quãng đường AB không đổi. Còn Bảng Dưới sẽ hiệu quả nếu bài toán chuyển về hai xe và chạy với quãng đường khác nhau. Xem Ví dụ kế tiếp
Ví dụ 4’: Thỏ và Rùa
Thỏ và Rùa tham gia một cuộc đua 2024 m. Thỏ chạy với vận tốc nhanh gấp 6 lần vận tốc của Rùa. Cả hai bắt đầu ở vạch xuất phát. Trong quá trình đua, Rùa chạy liên tục còn Thỏ dừng lại để ngủ trưa. Khi Thỏ tỉnh dậy, Rùa đang chạy cách trước nó một khoảng xa. Khi Rùa về đích, Thỏ đang ở cách vạch đích 224 m. Hỏi trong khi Thỏ ngủ, Rùa đã đi được bao nhiêu mét?(Đề Quận 10-4 SGD-DE DE NGHI)
Gọi x là vận tốc của Rùa, x2024 là thời gian Rùa chạy về đích. Gọi thời gian ngủ của Thỏ là n, thời gian thỏ chạy làx2024−n. Đại lượng cần tính là xn . Ta kẻ bảng với 3 giá trị như bên dưới.
Tên
Giá trị 1
Giá trị 2
Giá trị 3
Quãng đường Thỏ đi được (sT) trong thời gian t
6x
.6x(x2024−n)=2024−224
6×2024
Quãng đường Rùa đi được (sR) trong thời gian t
x
x(x2024−n)
2024
Thời gian Chạy
1
x2024−n
x2024
Ta có phương trình Tím và tính ra được ngay xn = 1724
💡
Các bài toán về vận tốc và tính công, công suất tương tự nhau. Nếu thay công việc = tổng quãng đường, công suất = vận tốc và thời gian = thời gian, các bạn có thể giải hoàn toàn tương tự
Ví dụ 5: Tỉ lệ và Tính Công
7: (1,0 điểm) Hai người thợ cùng làm một công việc trong 16 giờ thì xong. Nếu người thợ thứ nhất làm trong 3 giờ, người thợ thứ hai làm trong 6 giờ thì hoàn thành 25% công việc. Hỏi mỗi người thợ chỉ làm một mình thì trong bao lâu làm xong công việc? ☘︎(Đề Quận 4-3 SGD-DE DE NGHI)
Tên Đại Lượng/Quan hệ
Giá trị 1
Giá trị 2
Giá trị 3
Thời gian làm (t)
16
3
6
Năng suất Thợ 1
x
x
x
Năng suất Thợ 2
y
y
y
Công việc Thợ 1 Làm trong thời gian t (A)
16x
3x = 25%-6y
6x
Công việc Thợ 2 Làm trong thời gian t (B)
16y
3y
6y=25%-3x
Tổng công việc hai thợ làm (=A+B)
16x+16y=1
3x+3y=3/16= 25%-6y+3y (1)
6(x+y)=6/16= 25%-3x
Giải (1) tìm y và PT Nâu tìm x.
💡
Cách nhìn nhanh hơn: hai thợ cùng làm 16h thì xong công việc nên cùng làm3h thì được 3/16 công việc,;còn hai thợ cùng làm 3h, sau đó thợ 2 làm thêm 3h nữa thì được 1/4 công việc. Từ đó thấy thợ 2 làm 1/16 công việc trong 3h, tức là cần (16×3)h để hoàn thành công việc một mình. Tương tự cho thợ 1.
Ví dụ 6: Số Lượng-Mua Bán
5 (0,75 điểm). Một lớp học 40 học sinh, trong đó nam nhiều hơn nữ. Trong giờ ra chơi, cô giáo đưa cả lớp 260000 đồng để mỗi bạn nam mua một ly Coca giá 5000 đồng/ly, mỗi bạn nữ mua một bánh phô mai giá 8000 đồng/cái và được căn tin thối lại 3000 đồng. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh nam và bao nhiêu học sinh nữ? ☘︎☘︎ (Đề Quận 3-2 SGD-DE DE NGHI)
Gọi x là số nam, k=1000. Ta có bảng sau
Tên Đại Lượng/Quan Hệ
Giá trị trước
Giá trị thay đổi 𝛥*
Giá Trị sau (bằng Giá trj đầu +𝛥)
Số nam
x
0
x
Số nữ
40-x
0
40-x
Số tiền nam giữ
5kx
-5kx (*)
5kx−5kx=0
Số tiền Nữ giữ
260k−5kx
−8k(40−x)
‘3k(40−x)=260k−5kx−8k(40−x).
Giải PT Tím ta tìm được x
💡
Các bài toán liên quan đến Mua Bán thật ra chỉ thuần tuý sử dụng 1 công thức Giá × Số lượng = Tổng tiền thanh toán. Cái làm khó các bạn là một số đại lượng như Giá bán, Lượng tiền còn lại sẽthay đổi nhiều lần qua thời gian.Kẻ Bảng như Ví dụ trong phần này sẽ giúp các bạn tránh nhầm lẫn khi xác định phương trình
💡
𝛥: giá trị biến thiên giữa 2 lần xét (nếu lần xét sau giảm so với lần xét trước thì 𝛥 mang giá trị âm). Như trong ví dụ trên, tiền trong túi các bạn học sinh trước và sau khi mua hàng sẽ biến thiên (giảm) một lượng 𝛥 bằng giá tiền mua hàng.
Ví dụ 7 : Giảm giá theo từng bậc - Phần trăm
5 (0,75 điểm). Sau buổi tổng kết, lớp 9A đi ăn kem ở một quán gần trường. Do quán mới khai trương nên có khuyến mãi, bắt đầu từ ly thứ 10 giá mỗi ly kem giảm 10 000 đồng so với giá ban đầu. Lớp 94 mua 40 ly kem, khi tính tiền chủ cửa hàng thấy lớp mua nhiều nên giảm thêm 20% số tiền trên hóa đơn, vì vậy số tiền lớp 94 chỉ phải trả là 712 000 đồng. Hỏi giá của mỗi ly kem ban đầu là bao nhiêu?(Đề Quận 6-3 SGD-DE DE NGHI)
Đặt x là giá kem ban đầu, k=1000. Để ý 20% giảm trên TỔNG HOÁ ĐƠN.
Tên DL/QH
Giá trị trước (A)
Giá trị thay đổi 𝛥
Giá Trị sau (= A+ 𝛥)
Giá kem mức 1
x
0
x
Số ly kem mức 1 (không áp dụng khuyến mãi)
9
0
9
Giá kem mức 2
x−10k
0
x−10k
Số ly kem mức 2 ( áp dụng khuyến mãi)
40−9=31
0
5kx−5kx=0
Tổng hoá đơn
9x+31(x−10k)
−20%×([9x+31(x−10k)]
80%×[9x+31(x−10k)]=712000
Giải PTVàng ta tìm được x
Ví dụ 8 : Phần trăm và Khuyến mãi: So Sánh Khuyến mãi Nhiều Mức Và Mua 𝞈 Tặng 1
7. (1,0 điểm) Giá bán một cái bánh ở cửa hàng 4 và B đều là 15 000 đồng, nhưng mỗi cửa hàng có hình thức khuyến mãi khác nhau: Cửa hàng A: nếu khách hàng mua bốn cái bánh trở lên thì ba bánh đầu tiên mỗi cái bánh vẫn là 15 000 đồng, nhưng từ cái bánh thứ tư trở đi khách hàng chỉ phải trả 75% giá đang bán. Cửa hàng B: nếu khách hàng mua 3 cái bánh thì được tặng một cái bánh miễn phí. Hỏi ✦Một nhóm bạn học sinh mua 13 cái bánh thì chọn cửa hàng nào có lợi hơn?(Đề Huyện Bình Chánh -2 SGD-DE DE NGHI)
Khuyến mãi và Tổng tiền phải trả cho 13 bánh ở cửa hàng B như sau
Tên
Giá trị 1
Giá trị 2
Giá trị 3
Giá trị 4
Giá trị cần
Số bánh mua
3
6
9
12
10
Giá bánh
15K
15K
15K
15K
15K
Số bánh tặng
1
2
3
4
3
Tổng bánh mua và tặng
4
6
12
16
13
Tổng tiền
3×15K
6×15K
9×15K
12×15K
10×15K
Tổng tiền Phải Trả cho cửa hàng A như sau
Tên
Giá trị
Số bánh gía mức 1 (không giảm)
3
Gía mức 1 (không giảm)
15K
Số bánh gía mức 2 ( giảm 75%)
13-3 = 10
Gía mức 2
75%×15K
Tổng tiền
3×15K + 10×75%×15K
So sánh Vàng vàĐỏđể trả lời
Ví dụ 9 : Phần trăm và Sản lượng theo tháng
3:( (1 điểm). Tháng trước, hai tổ công nhân sản xuất được tổng cộng 750 chi tiết máy. Do kĩ thuật được cải tiến, tháng này số lượng chi tiết máy tổ 1 và tổ 2 sản xuất lần lượt tăng 7% và 8% so với tháng trước, đạt tổng cộng 806 chi tiết máy. Hỏi tháng trước mỗi tổ sản xuất được bao nhiêu chi tiết máy? (Đề Huyện Nhà Bè -2 SGD-DE DE NGHI)
Tên
Giá trị trước (A)
Giá trị thay đổi 𝛥
Giá Trị sau (= A+ 𝛥)
Sản phẩm tổ 1
x
7% × x
107%x
Sản phẩm tổ 2
750-x
8% (750-x)
108%(750-x)
Tổng sản phẩm
750
7% × x+8% (750-x)
806= 750+7% × x+8% (750-x)
Giải PTVàng ta tìm được x
Ví dụ 10 : Phần trăm và Lời Lỗ
6. (1 điểm) Cửa hàng ABC nhập về một số áo với giá vốn là 300 000 đồng/cái. Tuần thứ nhất cửa hàng bán được một nửa số lượng áo thì lời được 40% giá vốn. Tuần thứ hai cửa hàng bán 3/5 số áo còn lại với giá vốn. Tuần thứ ba cửa hàng bán hết số áo còn lại thì lỗ 20% giá ☘︎vốn. Sau khi thống kế thì của hàng thu lợi nhuận từ việc bán hết số áo trên là 4 800 000 đồng. Hỏi của hàng đã nhập về bao nhiêu cái áo? ☘︎(Đề Quận Gò Vấp -2 SGD-DE DE NGHI)
Tên
Tuần 1
Tuần 2
Tuần 3
Tổng 3 tuần
Giá Vốn
300K
300K
300K
ㅤ
Số lượng
2x
53×2x=103x
52×2x=5x
ㅤ
Tổng chi phí
2x×300K
300K×53×2x
300K×52×2x
300K×x
Lợi Nhuận (= Doanh thu - Chi Phí)
40%×300K×2x
0
−20%×300K×52×2x
4800K=40%×300K×2x−20%×300K×52×2x
Giải PT Tím ta tìm được x
Bước 3: Trình bày
Sau khi các bạn đã thấy được hướng giải, việc tiếp theo là trình bày vào bài thi.
Bài trình bày sẽ thay đổi tuỳ vào đề bài và trường các bạn học nhưng cơ bản sẽ theo format sau
Gọi [Điền tên ẩn số] là [Điền tên đại lượng] (điều kiện: [Điền điều kiện] )
Ta có [Điền dữ kiện] ⇒ [Điền suy luận] ⇒ [Điền phương trình 1] (1)
Ta có [Điền dữ kiện] ⇒ [Điền suy luận] ⇒ [Điền phương trình 2] (2)
…
từ (1)(2)… ta có (hệ) phương trình
{[Đieˆˋn phương trıˋnh 1][Đieˆˋn phương trıˋnh 2]⇔{[Đieˆˋn teˆn ẩn soˆˊ]=[Đieˆˋn giaˊ trị ẩn soˆˊ] (Thoả/khoˆng Thoả DK)[Đieˆˋn teˆn ẩn soˆˊ]=[Đieˆˋn giaˊ trị ẩn soˆˊ] (Thoả/khoˆng Thoả DK)
Hướng dẫn giải Bài toán Thực tế Trong Các Đề Thi Đề Nghị 2024
Theo Yêu cầu của Cô, Để Tránh việc các bạn chép đáp án mà không suy nghĩ, (ngoài đáp án đề đã giải trong lớp của cô và các trường hợp có thông báo khác) ,các hướng dẫn giải đăng lên sẽ có hướng dẫn giải đúng, nhưng đáp số sẽ cố tình được trộn lẫn lỗi theo tỉ lệ ngẫu nhiên, nên các bạn phải tự tính toán và kiểm tra kỹ nhé
Tạm Kết
Như vậy các bạn làm quen được với tất cả các dạng bài về Tỷ lệ, phần trăm, mua bán, lời lỗ , chuyển động và tính công với cùng một công cụ giải duy nhất. Phần còn lại là thực hành để nắm vững kiến thức, tính toán chính xác và hiểu đề chuẩn các bạn nhé!
Bài viết này tập hợp các bài toán thực tế phục vụ ôn thi học kỳ 1 môn Toán lớp 9. Với mỗi bài tập, học sinh không chỉ ôn lại kiến thức mà còn rèn luyện cách áp dụng Toán học vào các tình huống đời sống. Đây là tài liệu lý tưởng giúp các em tự tin bước vào kỳ thi, bởi các dạng bài này thường xuyên xuất hiện trong đề thi học kỳ.
Nội dung ôn tập bao gồm:
1. Tóm tắt các kiến thức cơ bản về hình học không gian:
2. Phương pháp giải các bài toán thực tế:
3. Dạng và bài tập luyện tập:
◦ Dạng 1: Khoét, vát, bán phần (dạng ): Bài Toán Nhà Kính
◦ Dạng 2: Bỏ vật A vào lòng vật B (dạng ): Bài Toán 3 bi tràn Ly
◦ Dạng 3: Vật A tạo bởi 2 hình (dạng ): Bài Toán Thúng Gạo Vun Hình Nón
◦ Dạng 4: Tính diện tích/Chu vi Phức hợp: Bài Toán Cây Lăn Tường
Hôm nay, chúng ta sẽ ôn lại các bài toán thực tế nâng cao, bao gồm: Số học, Suy luận Logic, Xác suất thống kê và các dạng đặc thù như Lãi suất, Đồ thị và Công thức Khoa học. Đây là những chủ đề quan trọng, giúp bạn phát triển tư duy và khả năng giải quyết vấn đề thực tế.